Xếp hàng trên tàu container
Khi xếp hàng trên tàu điều quan trọng nhất là phải tuân theo các nguyên tắc để đảm bảo tải trọng, cân bằng và thuận tiện trong việc xếp dỡ tại các cảng. Vì vậy mà hình dạng, kích thước và tải trọng là những dữ liệu cần phải quan tâm đầu tiên để tính toán sơ đồ xếp hàng.
Hình bên dưới sẽ minh họa về kết cấu của một con tàu container đã xếp đầy hàng, từ mặt cắt ngang và dọc. Chúng ta có thể thấy rằng mỗi mặt cắt ngang của con tàu hoặc khoang (Bay) được tạo thành từ một số vị trí cố định gọi là ô (cell), hàng (row) và lớp (tier), có kích thước và số lượng khác nhau tùy vào kết cấu của tàu. Mỗi ô được xác định bằng 3 chỉ số, mỗi chỉ số bao gồm 2 chữ số, cung cấp vị trí 3 chiều của nó là:
Khoang(Bay): Xác định vị trí của ô tương ứng với mặt cắt ngang của tàu (được tính theo hướng mũi tàu).
Hàng (Row): Xác định vị trí ô tương ứng với mặt cắt dọc của khoang tương ứng (được tính từ tâm tàu đến 2 bên mạn tàu)
Lớp (Tier): Xác định vị trí của ô tương ứng với mặt cắt ngang của khoang tương ứng (được tính từ đáy tàu đến đỉnh)
Mỗi container sau đó được xếp vào một ô, nằm trong một khoang, trên một hàng nhất định và ở một lớp nhất định.
Khi thiết kế tàu, người ta đã thiết kế sẵn vị trí để đặt các container. Chiều dài của container sẽ được xếp theo chiều dọc tàu. Container cuối cùng sẽ được xếp trên bệ thiết kế sẵn, bốn góc của bệ được gia cường bằng thép dày để tăng sức chịu tải. Bệ container còn là vị trí kết nối với đáy khoang hàng (tanktop) và nắp khoang.
Như vậy, container được xếp theo từng khoang (tính từ mũi đến lái), theo từng hàng (tính từ tâm tàu sang phải hay trái) và theo từng lớp (tính từ đáy khoang lên boong tàu lên trên).
Tất cả các thông tin liên quan đến kết cấu tàu sẽ được đưa vào hồ sơ tàu để gửi cho các cảng dừng của con tàu trên mỗi tuyến hành trình. Tài liệu này bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến các hạn chế về vận hành và kếu cấu tàu, số khoang hàng, hàng, lớp mà nó bao gồm, cũng như là kế hoạch khoang hàng cho phép biết được mỗi khoang có thể bao nhiêu ô để xếp hàng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA CONTAINER TRÊN TÀU?
Theo qui định, người ta dùng số KHOANG(bay)-số HÀNG(row)-số LỚP(tier) để xác định vị trí của một container trên tàu.
Khoang (bay) được đánh số thứ tự bắt đầu từ mũi đến lái. Khoang nằm xa nhất phía trước mũi tàu mang số 01. Khoang tiếp theo là số 03, số 05, số 07…Các Khoang (bay) này mang số lẻ khi xếp container 20’. Và các Khoang (bay) xếp container 40’ sẽ mang số chẵn (02, 04, 06, 08…). Khoang 01 – 03 tương ứng với Khoang 02.
Hàng (row) được đánh số thứ tự bắt đầu từ tâm trục dọc tàu sang phải hay trái. Các container nằm bên phải trục dọc mang số lẻ(01, 03, 05,…), tương tự, các container nằm bên trái, mang số chẵn(02, 04, 06,…)
Lớp (tier) đầu tiên được tính từ đáy hầm đối với container xếp trong hầm hàng. Đối với container xếp trên boong, lớp đầu tiên tính từ mặt boong chính. Người ta qui định container nằm sát đáy hầm mang số 02, các lớp container bên trên liền kề nó mang số 04, 06, 08, 10… container xếp trên mặt boong chính mang số 80, tiếp theo là 82, 84, 86, 88…
Ví dụ: Tìm vị trí container mang số 010582
Container nằm ở khoang 01 là khoang đầu tiên ở trước mũi tàu; 01 là số lẻ nên là loại Container 20’. Container nằm ở hàng thứ 5 tính từ tâm trục dọc tàu, về phía bên mạn phải. Và Container thuộc lớp thứ 2 tính từ mặt boong chính.
Ví dụ: Tìm vị trí container mang số 080202
Container nằm ở khoang 08, khoang chẵn nên là loại container 40’. Khoang 08 tương ứng với khoang 17-19 (nếu xếp công 20’). Container nằm ở hàng 02, tính từ tâm trục dọc về bên trái (số chẵn). Container thuộc lớp nằm sát đáy hầm hàng (tanktop) vì mang số 02.
TỔNG QUAN VỀ CÁC HẠN CHẾ VỀ VẬN HÀNH VÀ KẾU CẤU KHI XẾP CONTAINER
Trước khi xếp hàng, manifest được gửi bởi mỗi đại lý tàu phục vụ cho việc xếp hàng lên tàu bao gồm các mô tả chính xác về mỗi container, loại container, kích cỡ, trọng lượng và cảng đến
Khi nhìn vào loại container, ngoài các container tiêu chuẩn 20ft và 40ft thì còn có cách loại containe khác như container lạnh, container chơ hàng nguy hiểm, flatrack,…Bạn có thể tham khảo thêm các loại container ở đây.
Đầu tiên, container chở hàng nguy hiểm không thể được xếp trên boong tàu và ở các ô tiếp giáp, trong khi đó container lạnh phải được xếp ở các ô nhất định vì chúng cần được cung cấp điện liên tục để duy trì nhiệt độ cần thiết nhằm tránh việc hàng hóa bị hư hại trong quá trình vận chuyển.
Kế tiếp là các loại container quá khổ mà có thể có chiều cao, chiều dài hoặc chiều rộng vượt quá kích cỡ container tiêu chuẩn có thể gây ra nhiều vấn đề vì các lí do sau:
Các container này cần phải có các khu vực riêng để xếp vì chúng không thể được xếp chồng lên các loại container khác và thường chiếm nhiều diện tích hơn là nguyên nhân cho chi phí cao và sự khó khăn khi sắp xếp.
Các container này không đơn thuần chiếm 1 hay 2 ô như các container 40ft tiêu chuẩn mà nó chiếm rất nhiều ô tính theo cả hai chiều ngang và cao.
Thông thường, đối với các container đặc biệt, vị trí của chúng được đặt trên boong tàu, dựa trên thông tin con tàu, hành trình, tính chất và phẩm chất của hàng hóa treent àu. Tuy nhiên, có một ngoại là đó là container chở hàng nguy hiểm. Đối với loại container này thì các qui chuẩn về an toàn phải được tuân thủ theo cảng đến mà con tàu sẽ ghé và qui định chung của IMO và vị trí mà các container này được đặt cũng phải được chuẩn bị kĩ lưỡng.
Trong khi lên kế hoạch xếp hàng, các container được dỡ ở cảng cuối cùng của sẽ được đưa lên tàu đầu tiên và nằm ở lớp thấp nhất. Điều này rất quan trọng nhằm tiết kiệm thời gian và hạn chế chi phí phát sinh trong quá trình xếp dỡ.
TỔNG QUAN VỀ CÁC HẠN CHẾ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH
Các hạn chế liên quan đến tính ổn định ám chỉ đến sự phân bổ trọng lượng trên tàu. Cách thức xếp container, thứ tự xếp, vị trí xếp chúng trên tàu, tính chất hàng hóa trong container, hành trình tàu, kết cấu của tàu được tính toán một cách khoa học và hợp lí để đưa ra một kế hoạch xếp hàng hiệu quả và an toàn nhất để bảo đảm trọng lượng phân bổ trên tàu là đồng đều, đảm bảo an toàn của tàu trong suốt hành trình.
Các hạn chế về tính ổn định yêu cầu hàng hóa phải được xếp theo cách đó để đảm bảo con tàu có thể vượt qua các điều kiện thời tiết khi trên biển mà không bị lật tàu, rơi hàng, chao đảo,…đảm bảo sự cân bằng của tàu khi xếp, dõ hàng.
St.