TÍNH CƯỚC VẬN CHUYỂN

Để tính cước vận chuyển hàng hóa cần quy đổi về đơn vị tính phù hợp. Quy tắc quy đổi đơn vị tính được áp dụng trên toàn thế giới cho vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và đường biển. Cụ thể như sau:

1.TÍNH CƯỚC ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Hàng FCL

-Hàng FCL (Full container load) là hàng được đóng nguyên container (20’ft, 40’ft…)

-Đơn vị tính cước hàng FCL là tính trên container (tùy từng loại cont)

-VD: 100USD/20’GP, 150USD/40’GP, 200USD/40’HQ

1.2 Hàng LCL

-Hàng LCL được đóng vào container nhưng đóng chung với hàng hóa của các chủ hàng khác (1 container có hàng của nhiều chủ hàng khác nhau)

-Đối với hàng LCL sẽ căn cứ vào 2 yếu tố sau để tính cước:

+ G.W: trọng lượng thực tế cân lên của hàng hóa (sau khi đã đóng kiện, bao gói ngoài cùng), đơn vị là tấn (ton)

+ Volume: Là thể tích Quy đổi từ kích thước đóng kiện ngoài cùng chiếm chỗ của hàng hóa, được viết tắt là CBM (1CBM = 1m3)

-So sánh giữa G.W và Volume, cái nào lớn hơn sẽ tính cước theo cái đó.

  1. VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Xem xét 2 yếu tố sau:

-G.W (kg): Trọng lượng thực tế cân lên của hàng hóa bao gồm đóng kiện bao gói ngoài cùng

-Volume weight (kg): Quy đổi từ thể tích chiếm chỗ của hàng hóa

2.1 Hàng air thông thường:

-Volume weight (kg) = dài x rộng x cao (cm)/6000

2.2 Hàng air chuyển phát nhanh:

-Volume weight (kg) = dài x rộng x cao (cm)/5000

So sánh giữa G.W và Volume weight, cái nào lớn hơn tính cước theo cái đó.